PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ
Phương pháp chế biến cà phê ướt là gì?
Quy trình chế biến cà phê ướt được diễn ra gồm 3 giai đoạn chính đó là chà xát tách vỏ, ngâm ủ lên men, phơi khô. Phương pháp này khá là phức tạp và yêu cầu khắt khe. Để có thể chế biến cà phê theo phương thức này đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm và trang thiết bị máy móc chuyên dụng. Trong quá trình chế biến sẽ tiêu hao một số lượng nước đáng kể. Trong quy trình chế biến ướt có bước lên men. Vì vậy nhiều người quan ngại phương pháp này sẽ làm ô nhiễm môi trường nếu nước thải ra sau khi chế biến không được xử lý tốt vì nó có chứa nhiều độc tố.
Chế biến khô là gì?
Cách thức chế biến cà phê khô có từ hàng nghìn năm về trước. Đây là cách làm truyền thống theo phương thức tự nhiên. Phương pháp này bắt nguồn từ Ethiopia – nơi khởi nguồn của cây cà phê. Cách chế biến này được thực hiện hết sức đơn giản. Cà phê sau khi được thu hoạch sẽ mang đi phơi dưới ánh nắng mặt trời. Trong quá trình phơi họ rải đều và đảo đều tay. Hạt cà phê được đảo thường xuyên để tránh tình trạng bị úng hoặc lên men.
Sau khi cà phê được phơi khô đúng độ, người chế biến dùng máy loại bỏ vỏ và lớp thịt bám quanh hạt. Hạt cà phê thành phẩm sẽ được cho vào kho lưu trữ
Xem thêm về hai phương pháp chế biến cà phê chủ yếu tại đây
2020