Cà phê Robusta nguyên chất loại 1 chế biến ướt giá sỉ hương vị riêng biệt

Hiện nay có 2 cách chế biến cà phê đó là chế biến ướt và chế biến khô. Vậy chế biến ướt, chế biến khô là gì? Hai phương thức này có gì khác biệt? Chế biến ướt và chế biến khô được thực hiện như thế nào. Đây là những câu hỏi mà nhiều người kinh doanh, yêu thích cà phê quan tâm. Bài viết sau chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp từng câu hỏi.

Cách thức chế biến cà phê ướt

Chế biến ướt là gì? cách làm như thế nào? hương vị ra sao? Hãy theo dõi bài viết giải đáp của chúng tôi.

Phương pháp chế biến ướt là gì?

Quy trình chế biến ướt được diễn ra gồm 3 giai đoạn chính đó là chà xát tách vỏ, ngâm ủ lên men, phơi khô. Phương pháp này khá là phức tạp và yêu cầu khắt khe. Để có thể chế biến theo phương thức này đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm và trang thiết bị máy móc chuyên dụng. Trong quá trình chế biến sẽ tiêu hao một số lượng nước đáng kể. Trong quy trình chế biến ướt có bước lên men. Vì vậy nhiều người quan ngại phương pháp này sẽ làm ô nhiễm môi trường nếu nước thải ra sau khi chế biến không được xử lý tốt vì nó có chứa nhiều độc tố.

Cách chế biến cà phê ướt
Cách chế biến cà phê ướt

Hương vị của cà phê được chế biến ướt

So với các cách chế biến khác thì phương thức chế biến ướt cho ra đời thành phẩm có nồng độ acid cao hơn, độ ngọt đậm hơn và sạch hơn. Trong tách cà phê được chế biến ướt không xuất hiện các vị lạ, vị tiêu cực như đắng chát một cách bất thường.

Quy trình chế biến ướt

Phân loại và rửa xử lý: Cà phê sau khi được thu hoạch được tập trung lại và đổ vào bể nước để loại bỏ tạp chất và các quả nổi.

Loại bỏ vỏ quả ( xát vỏ): Dùng máy tách vỏ để loại bỏ lớp vỏ ngoài của hạt cà phê. Sau đó chuyển cà phê vào một bể nước sạch hay máng nước để loại bỏ hoàn toàn phần thịt bám vào hạt cà phê.

Lên men: Tùy kinh nghiệm chế biến mà thời gian lên men khác nhau. Nhiệt độ tăng thì quá trình lên men càng nhanh. Không nên để cà phê lên men quá lâu sẽ khiến các hương vị xấu thâm nhập vào.

Mang cà phê lên men
Mang cà phê lên men

Rửa sạch và phơi khô: Sau khi lên men cà phê được mang đi rửa để bỏ đi các tạp chất bám quanh hạt. Sau đó bạn mang hạt này đi phơi khô. Bạn phải phơi cà phê khi trời nắng to và đảo đều trong suốt quá trình. Nếu trời râm mát không có nắng bạn nên cho cà phê vào máy sấy.

Cách thức chế biến khô

Chế biến khô là gì? cách thức như thế nào? hương vị ra sau? Phần này chúng tôi tiếp tục giải thích về phương thức chế biến khô hạt cà phê.

Chế biến khô là gì?

Cách thức chế biến khô có từ hàng nghìn năm về trước. Đây là cách làm truyền thống theo phương thức tự nhiên. Phương pháp này bắt nguồn từ Ethiopia – nơi khởi nguồn của cây cà phê. Cách chế biến này được thực hiện hết sức đơn giản. Cà phê sau khi được thu hoạch sẽ mang đi phơi dưới ánh nắng mặt trời. Trong quá trình phơi họ rải đều và đảo đều tay. Hạt cà phê được đảo thường xuyên để tránh tình trạng bị úng hoặc lên men. 

Cách chế biến khô
Cách chế biến khô

Sau khi cà phê được phơi khô đúng độ, người chế biến dùng máy loại bỏ vỏ và lớp thịt bám quanh hạt. Hạt cà phê thành phẩm sẽ được cho vào kho lưu trữ.

Hương vị của cà phê chế biến khô

Phương pháp chế biến khô tạo thêm hương vị trái cây cho tách cà phê. Nhiều người khi uống cà phê chế biến khô cho biết họ cảm nhận hương vị Việt Quất, Dâu Tây và một số hương vị trái cây khác. Đối với một số người hương vị này dễ chịu nhưng có một vào người không thích.

Bài viết đã trình bày tóm gọn cách thức, hương vị, quy trình chế biến cà phê ướt, khô. Bạn cảm thấy bài viết hay hãy chia sẻ nó với bạn bè, người thân để thông tin hữu ích được lan tỏa.

10Tháng Một
2020
Mã giảm giá
Mua hàng
Shopee
Lazada