
Việt Nam là một trong những đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Uống cà phê từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của người Việt. Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng vài lần nghe thấy “đi cà phê không?”, “cà phê nhé” hay những câu đại loại như thế. Người Việt rất ưa chuộng cà phê. Nhưng bạn có biết gu cà phê của người Việt như thế nào không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu!
Cà phê ở Việt Nam ra đời như thế nào?
Những cây cà phê đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1857, do các tu sĩ người Pháp mang đến. Bắt đầu từ đây, ngành cà phê nước ta có những bước đi đầu tiên. Người Pháp đã chọn Buôn Mê Thuột và cao nguyên Lâm Viên để nhân giống cây cà phê. Từ đó, cây cà phê vươn mình phát triển mạnh mẽ và được phát triển mở rộng, được quốc hữu hóa. Sau công cuộc cải cách, cà phê càng phát triển mạnh mẽ hơn ở các tỉnh Tây Nguyên của nước ta. Và rồi ngày nay, cà phê trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của người Việt. Thậm chí cà phê của Việt Nam còn có tên trong bản đồ cà phê thế giới.

Tìm hiểu nét văn hóa cà phê ở Việt Nam
Người Việt chúng ta không đơn giản chỉ coi cà phê như là một thức uống để tỉnh táo, mà còn là thứ để nhâm nhi, thưởng thức, để mở đầu cho muôn vàn những câu chuyện khác nhau. Có lẽ chúng ta đã nghe rất nhiều những câu rủ rê như “cà phê đi”, “hôm nào cà phê bữa nhé”. Nói như thế không có nghĩa là rủ nhau đi uống cà phê thực sự, mà chứa đựng hàm ý cho một cuộc gặp gỡ, chuyện trò, tâm sự.
Hay ở một khía cạnh khác, khi giao lưu, gặp gỡ khách hàng trong kinh doanh, hay khi ký kết hợp đồng, thảo luận, tư vấn một vấn đề nào đó, người ta cũng rủ nhau ra quán cà phê. Văn hóa cà phê ở Việt Nam là như thế.
Gu cà phê của người Việt rất độc đáo và khác biệt
Phong cách dùng cà phê của người Việt rất độc đáo. Hầu hết người Việt đều sử dụng cà phê vào buổi sáng, nhất là khi mới thức dậy. Họ ngồi thảnh thơi bên ly cà phê, vừa nhâm nhi, thưởng thức từng giọt cà phê thơm ngọt hòa quyện chút vị đắng đắng, béo béo, vừa suy tư về muôn vàn vấn đề trong cuộc sống.

Khi uống cà phê, người Việt thường không uống nhiều một lúc, mà nhấm nháp từng ngụm, từng ngụm nho nhỏ, để cảm nhận hết cái hương vị độc đáo của cà phê. Họ có thể vừa uống cà phê vừa nghe nhạc, vừa uống cà phê vừa đọc báo hay tán gẫu với bạn bè, hoặc cũng có thể ngồi tâm sự với nhau những chuyện riêng tư, thầm kín, trao cho nhau những cái vuốt tóc, những cái ôm nhẹ nhàng.
Mỗi nền văn hóa khác nhau, có những gu thưởng thức cà phê khác nhau. Đối với Việt Nam thì gu cà phê phải đắng một chút, đậm đà một chút và thơm mùi hạnh nhân mới được gọi là cà phê ngon. Trên thị trường Việt Nam cũng có rất nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng. Mỗi thương hiệu khác nhau đem đến cho người dùng một hương vị khác nhau: vị chua, vị đắng, vị béo, mùi thơm,…không thương hiệu nào giống thương hiệu nào. Còn chưa kể mỗi thương hiệu lại cho ra đời nhiều dòng sản phẩm khác nhau: cà phê sữa, cà phê phin,… Thường thì mỗi người sẽ hợp khẩu vị với một loại cà phê nào đó, của một thương hiệu nào đó. Và họ thường rất trung thành với sản phẩm đã chọn.

Người Việt quan niệm ly cà phê ngon là ly cà phê phải để lại dư vị cho người sử dụng. Tức là sau khi uống hết vẫn còn phảng phất hương vị thơm ngon trong miệng. Còn khi uống thì phải đậm đà, tươi mới, vị chua dịu nhẹ, thanh mát, mùi thơm thoang thoảng, ngây ngất, đi vào lòng người.
Xu hướng mới của người Việt trong tiêu dùng cà phê là gì?
Con người ngày càng bận rộn, cuộc sống ngày càng xô bồ và xu hướng tiêu dùng nhanh trở thành xu hướng của mọi loại thực phẩm. Cà phê cũng không phải là ngoại lệ. Đôi khi việc sử dụng cà phê đã trở thành một thói quen, nhưng con người lại không thể đủ thời gian để ngồi nhâm nhi, nhấm nháp từng ngụm cà phê. Từ đó cà phê Take away ra đời. Đây là cách mua cà phê nhanh và mang đi để sử dụng chứ không ngồi tại quán. Cà phê được cho vào cốc giấy có nắp đậy và được bày bán trên vỉa hè hoặc sát vỉa hè, giúp người ta có thể dừng xe lại mua nhanh chóng rồi đi.
Nét văn hóa cà phê này hiện đã rất phát triển ở Mỹ và đang trở thành trào lưu mới ở Việt Nam. Có rất nhiều người hưởng ứng và trở thành khách hàng mục tiêu của loại cà phê này như: học sinh, sinh viên, dân văn phòng, công sở,…
Văn hóa sử dụng cà phê ở mỗi nơi mỗi khác. Đôi khi người ta chỉ cần nhìn vào cách uống, nhìn vào gu cà phê là có thể nhận ra người uống đến từ đâu, ở vùng miền nào hay đất nước nào. Gu cà phê của người Việt so với người dân ở nhiều đất nước khác, có những nét độc đáo riêng, mang phong cách riêng.
2020